Lịch sử ẩm thực tại Sài Gòn trước 1975

Dù đã gần 50 năm, nhưng ký ức về những gánh hàng rong, hủ tíu dạo,.. vẫn còn đó. Chắc hẳn trong lòng những người Sài Gòn không tránh khỏi xao xuyến, nhớ thương khi nhớ chúng. Hãy cùng Saigon Feast tìm hiểu về những món ăn đường phố khi xưa của Sài Gòn nhé.

1. Hủ tiếu, phá lấu

Hủ tíu vốn có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa. Từ năm 1778, ngay từ khi mới xuất hiện, hủ tíu đã trở thành một món ăn không thể thiếu củangười Sài Gòn.

hu-tieu-pha-lau
Quán rong hủ tiếu ngày xưa tại Sài Gòn. Nguồn: dantri.com.vn

Hủ tíu được chế biến khá công phu. Nó vừa có cái ngọt thanh của nước dùng, vừa có vị đậm đà phong phú của nguyên liệu. Có khá nhiều “phiên bản” khác nhau của hủ tíu, từ Nam Vang đến Mỹ Tho, Triều Châu,…

Mỗi loại hủ tíu có một nét đặc trưng của riêng mình, không thể đem so sánh. Dù bạn khó ăn đến mấy, chắc chắn hủ tíu Sài Gòn vẫn có thể chiều lòng bất cứ ai.

Xe hủ tiếu được đẩy ngoài đường ở Sài Gòn. Nguồn: dantri.com.vn

Ngày nay, hầu hết hủ tíu đều được bày bán ở các nhà hàng, quán ăn lịch sự. Nhưng đâu đó trên đường phố, vẫn xuất hiện những chiếc xe nhỏ với mái che thân thuộc. Chúng mang theo hương vị hủ tíu gia truyền đi khắp các ngõ ngách Sài Gòn.

Nhiều người vẫn lưu giữ truyền thống của gia đình bằng cách sử dụng những chiếc xe đẩy có “tuổi đời” hơn 40 năm.

xe-hu-tieu
Xe hủ tiếu ngày nay. Nguồn: dantri.com.vn

Phá lấu cũng là món ăn phổ biến ở đất Sài Thành. Trước 1975, những chiếc xe chở đầy phá lấu là kí ức thân thuộc của người Sài Gòn.

Phá lấu sài gòn

2. Phở tàu bay

Trong các quán phở nổi tiếng lâu đời nhất Sài Gòn, trước cả phở Thìn, có một tên tuổi lừng danh là phở Tàu Bay. Đối với nhiều người Sài Gòn, đó không chỉ đơn giản là một quán phở mà là một phần của văn hóa ẩm thực nơi đây, gắn liền với rất nhiều giai thoại, kỷ niệm.

pho-tau-bay

Có mặt ở Sài Gòn năm 1954, phở Tàu Bay mang đậm hương vị miền Bắc và nhanh chóng trở thành tiệm phở được yêu thích nhất nhì Sài Gòn.

Bát phở Tàu Bay ngày xưa đặc biệt bởi hương vị độc đáo, bát lại nhiều thịt, nhiều bánh và đặc biệt là không có rau. Thậm chí, những người sành ăn còn cho rằng “sẽ là sự hạ thấp phở Tàu Bay nếu cho rau vào”.

Ngày nay, phở Tàu Bay vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều người xa quê hương, khi về đến Sài Gòn nhất định phải ghé phở Tàu Bay để ăn hết một “tô xe lửa” – tô to đùng đặc biệt của tiệm phở danh tiếng này.

Phở Tàu Bay vương vấn, ám ảnh lòng người đến mức nhà văn Tô Hoài đã dành cho nó một vị trí đặc biệt trong tập hồi ký “Cát bụi, chân ai”. Ông lý giải sự thú vị của cái tên Phở Tàu Bay: “Gánh phở ông Tàu Bay xưa đỗ cạnh dốc bên gốc cây thị đầu sân vào sở Văn Tự . Chỉ tình cờ một câu bông đùa cái mũ da lưỡi trai hơi dài khác thường của ông hàng so sánh với chiếc mũ phi công mà thành tên phở Tàu Bay, một hàng phở gánh buổi sáng.”

3. Hàng mía ghim

Nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến một “thiên đường nhiệt đới”, nơi có nắng vàng trải khắp các con đường, những cơn gió oi nồng và sắc màu rực rỡ từ những trái cây xứ nóng.

hang-mia-ghim

Xưa kia, hàng mía ghim là điểm hò hẹn của tất cả mọi người, không kể lứa tuổi, tầng lớp. Tuy bình dị, nhỏ bé nhưng hoa quả ghim đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của người Sài Gòn, và cho đến tận bây giờ, chúng vẫn chưa bao giờ bị coi là “lỗi thời”.

Hàng mía ghim

Ngày nay, những hàng trái cây này thường đa dạng hơn với nhiều loại hoa quả: cóc, ổi, mía, đến cả xoài hay quả me chua ứa cả nước miếng đều được bán đầy rẫy trên khắp các con đường.

4. Xe bán mực nướng

Xe bán mực nướg

Những hàng mực nướng thế này xuất hiện khá nhiều ở các bến tàu, bến cảng của Sài Gòn xưa. Mực nướng thường được bán cùng ruột vịt cán mỏng. Và chúng sẽ trở thành “bộ đôi hoàn hảo”, nếu có thêm sự song hành của… bia Con cọp.

Khám phá thêm về lịch sử Sài Gòn tại đây.

Đánh giá

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

SaiGon Feast